Lever 3: Chuẩn bị phân vùng, cài Mac, xử lý lỗi trong quá trình boot
Chuẩn bị phân vùng:
Bất cứ hệ điều hành (OS) nào trước khi cài ta đều phải phân vùng cho nó, Mac OS X cũng không ngoại lệHình ảnh trước khi phân vùng (xem bằng Minitool Partition Wizard):
Xóa phân vùng chứa Yosemite thành Unallocated
Tạo mới phân vùng này định dạng NTFS và đặt tên cho nó. Mục đích là để khi boot vào bộ cài Mac OS ta thấy được chính xác phân vùng mình đã chuẩn bị, tránh nhầm lẫn, vô tình làm mất dữ liệu - Thao tác này mình thực hiện ngay trên Windows thông qua Minitool Partition Wizard Portable
Kết quả sẽ như này
Bạn để ý hình phía trên có 1 phân vùng định dạng FAT32 nằm đầu ổ cứng, đây chính là phân vùng EFI chứa bootloader của tất cả các OS được cài trong máy mình. Ban đầu khi cài, mình để Windows tự tạo các phân vùng phụ (dung lượng vài trăm MB) theo dung lượng mặc định. Nhưng sau này phát hiện ra chính vì vậy mà khi cài Mac OS X mình không thể tạo mới phân vùng được do dung lượng phân vùng EFI quá nhỏ so với yêu cầu của Mac. Vì vậy mình xóa 2 phân vùng phụ liền kề nó và kéo phân vùng EFI rộng ra
>>> Ổn rồi, vậy trước khi cài Mac OS X bạn cần có 2 phân vùng:
- Phân vùng để cài Mac
- Phân vùng EFI. Phân vùng EFI này mình thừa kế sau khi cài Windows nên không cần tạo lại. Và mình nghĩ Windows vẫn là hệ điều hành chính để làn việc và học tập nên tốt nhất bạn hãy cài Windows trước khi cài Mac OS X
Vậy làm sao để cài Windows trên UEFI cho việc chạy Multil boot sau này được thuận lợi thì vui lòng đọc qua bài viết này
Thiết lập BIOS:
"VT-d" (virtualization for directed i/o) nên được disabled trong BIOS, hoặc bạn có thể tắt nó thông qua config.plist bằng cách thêm lệnh dart=0"DEP" (data execution prevention) nên được enabled cho OS X
"secure boot " bắt buộc disabled
"legacy boot" đây là tuỳ chọn thêm, thường thì khi cài Windows 8.1 trước đó trên UEFI thì tuỳ chọn này tắt.
"CSM" (compatibility support module) cũng giống như thiết lập "Load Legacy Option Rom" bên Dell nếu cài Windows 8.1 trở lên trên UEFI thì nên tắt tuỳ chọn này, còn với Windows 7 thì bắt buộc phải bật tuỳ chọn này mới cài được trên UEFI
"boot from USB" or "boot from external" enabled: thường mặc định các dòng máy bàn hay laptop đều mở sẵn tuỳ chọn này, trừ một số dòng máy như Lenovo/Vaio nó mặc định có thể bị tắt. Nên muốn boot được vào USB đương nhiên phải bật tùy chọn này
Cài Mac OS X và xử lý lỗi:
Cắm USB đã tạo vào máy, khởi động máy tính và làm theo hướng dẫn:Bước 1: Khởi động vào USB
Dù laptop hay máy bàn thì khi khởi động ban đầu nó sẽ có 2 chức năng là vào Setup BIOS và Load Options. Mình dùng Dell nên mặc định vào BIOS là F2 và vào Options là F12, mỗi dòng máy quy định những phím riêng. (nếu bạn đã bước chân vào hackintosh thì chắc thừa biết mấy cái này nên không cần giới thiệu nữa nhé)
Chọn đúng vào USB của bạn >>> Enter sẽ boot được vào Clover như này, để ý biểu tượng Icon đầu tiên chính là bộ cài Yosemite đã tạo cho USB
Bước 2: Boot vào bộ cài Mac OS X
Khi boot được vào Clover chớ Enter vội vào bộ cài, làm vậy xác suất lỗi rất cao. Từ màn hình menu boot phía trên, bạn nhấn phím space sẽ hiện ra giao diện tùy chọn boot thế này
Tiếp tục chọn đến dòng Boot Mac OS X in verbose mode >>> Enter
Cách khắc phục một số lỗi:
- Việc đầu tiên nếu không thể boot vào bộ cài hãy nghĩ đến: "liệu bạn đã tạo config.plist đúng chưa?" Bạn vào máy ảo và tạo lại config.plist một cách cận thận và đúng với cấu hình máy của bạn
- Thử tất cả các cổng USB còn lại trên máy của bạn, thường thì trên laptop sẽ có 1 cổng dùng để boot vào Mac nhanh chóng và ít lỗi nhất.
- Đôi lúc việc boot vào chế độ Boot Mac OS X in verbose mode vẫn xảy ra lỗi khó hiểu. Bạn khởi động lại máy tính và thử boot vào chế độ Boot Mac OS X in Safe Mode. Lưu ý khi boot vào chế độ này, một số máy sẽ không nhìn thấy các phân vùng của Windows
- Nếu vẫn không thể boot được, các dòng lệnh cứ dừng lại ở các dòng có Bluetooth hoặc Network thì bạn tạm thời tiến hành di chuyển các kext đồ họa (nhưng nên hạn chế việc này, chỉ trường hợp bất đắc dĩ mới dùng đến). Sau này cài thành công, di chuyển các kext này vào lại S/L/E trên phân vùng cài Mac mà máy vẫn chạy tốt là ổn
Cách làm:
Cắm USB vào máy ảo, tìm đến đường dẫn /System/Library/Extensions/ và di chuyển các file sau ra thư mục khác:
Driver AMD (cho máy có card AMD hoặc Intel HD + AMD): AMD*.kext
Driver nVidia (cho máy có card nVidia hoặc Intel HD + nVidia): NVDA*.kext, GeForce*.kext
Driver Intel (chỉ dùng nếu như làm 2 cách trên đều không được): AppleIntelHD*.kext
Và bây giờ bắt đầu chờ. Lưu ý rằng nhiều khi không boot được vào ngay mà nó bị đứng ở một dòng lệnh nào đó, bạn cứ nhấn vào nút nguồn để tắt nóng và làm lại thao tác trên.
Hình ảnh boot thành công vào bộ cài Mac OS X
Bước 3: Cài Mac OS X
Khởi chạy trình quản lý ổ đĩa Disk Ultility bằng cách click đúp trên menu. Chọn vào phân vùng Mac OS X đã chuẩn bị từ trước, chuyển sang thẻ Erase , tại tùy chọn Format ta chọn định dạng phân vùng là Mac OS Extended (journaled). Sau đó Click vào Erase để format phân vùng, một hộp thoại bật ra bạn chọn Erase để hoàn tất quá trình
Thoát trình quản lý ổ đĩa Disk Ultility, Khởi chạy trình cài đặt Install OS X và làm theo hình, quá trình thứ 7 hơi lâu (hãy kiên nhẫn)
Sau khi chạy xong máy sẽ tự động khởi động lại. Lặp lại thao tác của bước 1 và bước 2 (tức là boot vào USB và khởi động lại vào bộ cài với chế độ Boot Mac OS X in verbose mode). Máy sẽ tiếp tục tiến hành cài đặt Mac OS X
Và đây là bức hình lấy đi nước mắt của bao nhiêu người ^^
May mắn con Dell Vostro 3560 này đã nhận full phân giải và nhận đủ Ram của Card đồ họa, vậy là thành công bước đầu.
Bước 4: Backup phân vùng đã cài đặt Mac OS X
Với những người mới làm quen việc cài đặt Mac OS X không ai là không thể tránh khỏi sai xót cả, ít nhất phải cài hỏng một vài lần cho đến khi có kinh nghiệm. Cách dự phòng tốt nhất là tạo backup để quay về tình trạng máy hoạt động tốt một cách nhanh chóng mà không mất thời gian ngồi cài lại.
Có 2 cách tạo backup cho Mac OS X thường dùng là:
- Dùng Time Machine: Cách này thường được sử dụng để backup Application, User Data trong phân vùng cài Mac
- Dùng Disk Ultility: Cách này thường dùng để tạo một bản backup hoàn chỉnh ( file *.dmg) để sau này nếu có hư HDD hay mất máy thì ta restore lại cho nhanh.
Quy trình: (Mình sử dụng cách 2)
Boot vào bộ cài Mac OS X trên USB sẽ gặp giao diện này
Trên thanh công cụ chọn Disk Ultility
Tạo file backup theo hình minh họa dưới đây
Đây là thông tin file backup thành công
Bước 5: Kiểm tra phần cứng đã nhận diện thế nào
Đừng nhầm lẫn việc vào được Desktop của Mac OS là đã cài thành công đâu nhé, bạn chỉ mới đi được khoảng 1/3 chặng đường thôi. Bây giờ ta tiến hành kiểm tra khả năng nhận diện phần cứng của Mac OS X với máy tính của bạn thế nào, ở đây mình lấy con Dell Vostro 3560 làm ví dụ
Từ Desktop của Mac click lên hình trái táo trên cùng phía tay trái chọn About this Mac
Bạn sẽ xem được thông tin phần cứng cơ bản thế này, ở đây do config.plist chuẩn nên con Dell Vostro 3560 này nhận đủ dung lượng Ram của Card màn hình (onboard). Một số máy do cấu hình sai thông tin ram ở đây chỉ nhận được dung lượng tính bằng MB và màn hình rất giật và lag
Được rồi, cơ bản về việc cài Mac OS đã xong, giờ các bạn cứ tắt máy tính, nhiệm vụ kế tiếp của chúng ta là cài kext để giúp máy nhận phần cứng đầy đủ hơn; cài clover để có thể boot trực tiếp vào Mac OS mà không phải thông qua USB.
To be Continued ...
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon